PLTT - Ông Hàn Ngọc Vũ có 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, trong đó 27 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ông Hàn Ngọc Vũ sinh ngày 19/5/1965 hiện tại đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Ông Vũ được đào tạo với học vị Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của trường Solvay Business School - Vương quốc Bỉ. Ông cũng có các bằng đại học khác như: Trường Metropolitan Business College - Australia, Học viện Quan hệ Quốc tế - Việt Nam. Ngoài ra, ông Vũ còn tham gia các khóa học chuyên ngành như: Khóa Đào tạo Lãnh đạo của Harvard Business School, Khóa Đào tạo Quản lý Rủi ro, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Phân tích Tài chính, Tài trợ Dự án, Tài trợ Thương mại… của Citigroup và của Credit Lyonnais.
Doanh nhân Hàn Ngọc Vũ gia nhập Ngân hàng Quốc tế VIB với vai trò là Tổng giám đốc từ cuối năm 2006 và đảm nhiệm chức vụ này đến năm 2008.
Năm 2008: Đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT nhiệm kỳ V
Năm 2008 - 2013: Giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của VIB
Năm 2013: Đảm nhiệm vai trò Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VI kiêm Tổng giám đốc VIB
Năm 2016: Ông Vũ được bầu làm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ VII.
Ông Hàn Ngọc Vũ Vũ có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, trong đó 27 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó, ông còn đảm nhiệm nhiều vị trí công tác trọng yếu trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế, trong đó có vị trí Tổng Giám đốc ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam, Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp toàn quốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Hà Nội của ngân hàng Citigroup Việt nam, Giám đốc Kinh doanh toàn quốc kiêm Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của ngân hàng Credit Lyonnais Vietnam, Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Calyon tại Hà Nội.
Ông Hàn Ngọc Vũ đảm nhận chức vụ Tổng Giám đốc của VIB
Ông Vũ gia nhập VIB vào năm 2006, thời điểm này ông giữ vai trò là Tổng Giám đốc và sau là đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT VIB từ năm 2008. Đến năm 2013, ông Vũ được bầu làm Tổng giám đốc của ngân hàng VIB.
Được biết, sự phân công lại nhiệm vụ trong Ban lãnh đạo VIB nhằm phát huy tốt nhất năng lực và kinh nghiệm của các nhân sự cấp cao bao gồm ông Vũ - những nhân sự này đã và đang gắn bó lâu dài với Ngân hàng trong suốt giai đoạn phát triển chiến lược của VIB.
Sự sắp xếp và phân công lại nhiệm vụ trong ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng, VIB tin tưởng vào khả năng của các nhân sự đặc biệt là ông Hàn Ngọc Vũ sẽ giữ vững được sự hoạt động ổn định vốn có, và tiếp tục sự phát triển bền vững trên con đường hội nhập và phát triển của Ngân hàng.
Ông Hàn Ngọc Vũ chia sẻ mỗi lần nhớ về việc quyết định bỏ biên chế Nhà nước để về đầu quân cho một ngân hàng của Pháp ở Việt Nam: “Giờ nghĩ lại vẫn thấy bản thân mình liều, nói thật là lúc đó gia đình không ai ủng hộ vì thấy mình không biết gì về ngân hàng, mà lại là ngân hàng tư nhân của nước ngoài vừa mới được cấp phép ở Việt Nam và không có sự ổn định như trong biên chế nhà nước".
Mặc dù vậy nhưng ông vẫn liều chuyển sang tổ chức mới dù phải làm từ vị trí thấp nhất. Bởi ông Vũ tin rằng bản thân còn trẻ, còn nhiệt huyết lại có thêm chút sáng dạ thì các doanh nghiệp tốt sẽ chấp nhận sự thiếu kinh nghiệm để đầu tư đào tạo.
Sau một thời gian làm nhân viên thì ông Vũ đã được cất nhắc lên làm quản lý nhưng lại không phải kinh doanh nên ông đã xin chuyển sang làm nhân viên quản lý khách hàng FDI. Chia sẻ về điều này, ông Vũ cho biết: "Vì muốn tham gia sâu hơn vào hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng nên khi có cơ hội là tôi quyết định bỏ ngay vị trí quản lý để chuyển sang làm kinh doanh dù phải bắt đầu từ cấp nhân viên”.
Tuy là làm việc cho một nhà băng Pháp nhưng ông Vũ được giao phát triển các doanh nghiệp khác của thế giới - tức là chẳng phải Pháp mà cũng chẳng phải Việt Nam. Lúc này áp lực đối với ông rất lớn bởi vì công cụ tìm kiếm khách hàng chưa có, khi tìm được địa chỉ rồi thì người quyết định tài chính lại là CEO, CFO người nước ngoài, lớn tuổi và nhiều kinh nghiệm. Họ sẽ chẳng mấy quan tâm để có thể chấp nhận gặp một người trẻ tuổi. Dù vậy nhưng nhờ vào sự nhanh trí nên ông Vũ đã bấu víu vào Tạp chí Vietnam Investment Review, Vietnam News cũng như các các mối quan hệ ở Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, thậm chí là cuốn danh bạ Trang Vàng và tổng đài giải đáp điện thoại,… để tìm kiếm được địa chỉ cũng như số điện thoại, thông tin khách hàng tiềm năng.
Ông Vũ chia sẻ rằng: “Mặc dù cũng run nhưng tôi cứ gọi điện để xin đặt lịch hẹn thẳng với tổng giám đốc hoặc trưởng đại diện. Cứ 10 cuộc gọi thì chỉ 1-2 nơi đặt được hẹn". Việc đặt hẹn được lần đầu đã khó thì để có được cuộc hẹn lần hai thì mới khó hơn bởi đây mới là mấu chốt quan trọng.
Để có buổi gặp chưa tới một giờ đồng hồ đối với một người ít kinh nghiệm như ông thì phải chuẩn bị có khi mất thời gian gấp cả chục lần như: Thu thập thông tin của công ty mẹ, công ty con, công ty tập đoàn; Thu thập ngành công nghiệp mà đối tác hoạt động; Thu thập về chính sách của Việt Nam đối với ngành công nghiệp đó.
Từ những kinh nghiệm mà bản thân có, vị CEO của VIB chia sẻ rằng: “Không nên ngồi chờ những cơ hội chưa tồn tại và cũng đừng chọn công việc bản thân không say mê vì nó không tạo ra được động lực làm mình có thể vượt lên trên năng lực hiện có”.
CEO VIB Hàn Ngọc Vũ chia sẻ: Không loại trừ M&A một ngân hàng khác
Tại cuộc họp Đại hội cổ đông của ngân hàng VIB vào năm 2017, ông Hàn Ngọc Vũ, Tổng giám đốc VIB cho biết: “M&A một ngân hàng khác cũng là những kế hoạch được Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo đặt ra nhưng sẽ được thực hiện khi tìm được đối tượng phù hợp cũng như thời điểm phù hợp. Đối với việc phát triển mảng bán lẻ Ngân hàng tôi sẽ nỗ lực tự thân và mua lại mảng kinh doanh của ngân hàng khác khi thực sự phù hợp".
Ông Vũ cũng nói thêm: "Cũng chưa biết khi nào có cơ hội, nhưng VIB cũng đã có những cơ hội và muốn tiếp tục có cơ hội để mua bán lại mảng kinh doanh của các ngân hàng khác. Thời điểm như thế nào còn phụ thuộc vào thị trường”.
Ông Hàn Ngọc Vũ: Ban lãnh đạo sẽ nỗ lực cho mục tiêu tăng trưởng bền vững của VIB
Vào ngày 12/12/2016, Ngân hàng VIB đã được cấp mã chứng khoán để có thể lưu hành cổ phiếu trên thị trường - đây là bước quan trọng để ngân hàng sẵn sàng thực hiện các giao dịch tập trung từ năm 2017.
Theo quy định của Nhà nước thì giao dịch vốn của ngân hàng từ năm 2017 trở đi cần được thực hiện trên các sàn giao dịch tập trung, theo ông Vũ thì đó là lý do VIB đăng ký lưu ký chứng khoán.
Việc lựa chọn thời điểm cũng dựa trên phân tích của Ban lãnh đạo VIB về khẩu vị của các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán. Ông Vũ chia sẻ: “Chúng tôi nhận thấy được rằng các nhà đầu tư đang có sự nhìn nhận tích cực về thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khả quan, lãi suất và tỷ lệ lạm phát được duy trì ở mức thấp; tỷ giá của tiền đồng được giữ ổn định”.
Bên cạnh đó, VIB cũng được các tổ chức quốc tế đánh giá cao về chất lượng hoạt động cũng như uy tín thương hiệu từ đó giúp gia tăng sự quan tâm và thu các nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì thế, việc lựa chọn thời điểm giao dịch cổ phiếu VIB vào thời điểm này là rất phù hợp.
Riêng về lợi ích, việc VIB đăng ký lưu ký và giao dịch chứng khoán tập trung sẽ tạo điều kiện cho việc cho các nhà đầu tư, phân tích và các cơ quan chức năng có được thông tin đầy đủ hơn về giá cổ phiếu cũng như giá trị vốn hóa thị trường, mức độ thanh khoản của cổ phiếu VIB từ đó giúp họ dễ dàng hơn khi đưa ra các quyết định giao dịch.
Việc giao dịch chứng khoán trên sàn sẽ giúp cho người bán, người mua cổ phiếu của VIB dễ dàng có thể gặp nhau hơn dù đó chỉ là giao dịch sơ cấp.
Ngân hàng bán lẻ của VIB có điểm gì khác biệt?
Trong 5 năm qua, theo ông Vũ thì VIB đã hợp tác chặt chẽ với đối tác chiến lược Commonwealth Bank of Australia (CBA) - đây là một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Australia, để có thể xây dựng nền tảng và lợi thế cạnh tranh trong mảng này.
Một khi phát triển, VIB đặc biệt quan tâm đến 4 yếu tố chính đó là: Sản phẩm, Khách hàng, Đội ngũ, Công cụ bán hàng.
Về sản phẩm, VIB hướng tới việc cung cấp các sản phẩm nhanh gọn, đơn giản, phù hợp với nhu cầu thực tế, với giá cả hợp lý.
Về khách hàng, Ngân hàng đề cao văn hóa win - win, tức là mang lại giá trị dài hạn và minh bạch cho họ.
Với đội ngũ bán hàng, Ngân hàng sẽ đưa các chính sách đãi ngộ gắn với đóng góp song song với việc quản trị sản năng suất và từng bước áp dụng chế độ thưởng cổ phiếu.
Về công cụ bán hàng, VIB chú trọng và tích hợp, tự động hóa nhiều tính năng để cải thiện chất lượng hơn.
Chính việc đề ra chiến lược phù hợp trong hai mảng kinh doanh trọng tâm là cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô tăng trưởng cao. Chính việc đề ra chiến lược phù hợp trong hai mảng kinh doanh trọng tâm là cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô tăng trưởng cao.
Theo báo cáo, doanh thu từ phí bảo hiểm của VIB trong 3 năm 2015 - 2017 đều tăng trưởng gấp đôi. Ngân hàng VIB cũng là đối tác hàng đầu về phân phối sản phẩm bảo hiểm cho Prudential. Còn về tiền gửi thì càng ngày có càng nhiều khách hàng cá nhân lựa chọn VIB làm điểm đến. Để có thể thu hút được lượng khách hàng trung thành này thì VIB đã thường xuyên định chế tài chính xếp hạng tín nhiệm ở mức cao cùng với những lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Nhóm PV
0 Nhận xét