Bộ Công An đưa vào "tầm ngắm" hơn 3000 trang mạng có nội dung xấu, độc

PLTT - Internet đã du nhập vào Việt Nam từ năm 1997. Bên cạnh những đóng góp quan trọng vào cho sự phát triển, thì môi trường Internet lại là nơi hoàn hảo cho đủ loại tin giả, sai sự thật.


Hiện tại, Việt Nam đã bước sang thời kỳ bùng nổ Internet với sự xuất của rất nhiều các nền tảng trực tuyến hay còn gọi là mạng xã hội như: Facebook, Google, Zalo, Youtube… ra đời khoảng hơn 10 năm về trước.

Tuy nhiên, theo thống kê của các lực lượng chức năng về an ninh mạng, những mạng xã hội với đông đảo người dùng kiểu trên lại là môi trường hoàn hảo để phát tán fake news (tin tức giả).

Các loại tin tức giả không được kiểm chứng, chưa được kiểm duyệt phát tán tràn lan trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Đặc điểm nhận dạng của fake news thường thấy tại Việt Nam đó chính là tiêu đề thường giật gân, hay viết in hoa nhằm "dụ" người đọc tin tưởng. Hình ảnh được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung tin và thường không có trên công cụ “Search Google for image”.

Nội dung tin giả thường không không được chú trọng về cấu trúc ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất. Ngoài ra, những trang phát tán tin sai sự thật thường có đường dẫn liên kết URL gần giống các trang tin chính thống. Nếu người truy cập không tỉnh táo Kiểm tra kỹ mục “Liên hệ” hoặc “Giới thiệu” trên trang tin để tìm kiếm thông tin về cá nhân hoặc tổ chức đứng sau thì rất dễ rơi vào bị lừa...

TS. Nguyễn Ngọc Cương, (Phó cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an) đã nêu ra thực trạng đáng lo ngại về tình hình số lượng tin giả trên các nền tảng.

Cụ thể, Facebook tồn tại 100 hội nhóm, 14.000 chuyên trang; Youtube có hơn 80 kênh đăng tải 54.000 video có nội dung xấu, độc, sai sự thật ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ Công an còn đưa vào "tầm ngắm" hơn 3000 trang mạng có nội dung xấu, độc. Trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Các cơ quan đã phải vào cuộc và xử lý hơn 1000 đối tượng đăng tin chưa chính xác về tình hình dịch Covid-19.

Về thủ đoạn, những đối tượng phát nguồn tin giả thường nhắm tới sự hiếu kỳ hiếu kỳ của công chúng. Sau đó làm mới thông tin cũ, xuyên tạc nhiều thông tin, bóp méo sự thật. Cách thức thường thấy là sử dụng những tiêu đề “giật gân”, “câu khách” về vấn đề thu hút sự quan tâm của người dân. Nhiều nhất là những vấn đề liên quan tới chính trị, nội bộ Đảng, Nhà nước, tham nhũng, tiêu cực…

Thông thường, nhiều tin giả được tạo ra với mục đích thu lợi cá nhân, câu tương tác từ cộng đồng mạng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đã bị các thế lực thù địch lợi dụng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Rất nhiều các cuộc biểu tình trên thế giới đã "bùng phát" và kéo dài trong thời gian vừa qua có sự liên hệ trực tiếp tới tin giả và mạng xã hội.

Hiện Bộ Công an đang tích cực theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình trên không gian mạng để xác minh, truy tìm, đấu tranh với đối tượng tán phát tin giả, tin sai sự thật. Bên cạnh đó, Bộ cũng tiến hành thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau nhằm ngăn chặn hoạt động tán phát thông tin xấu độc, chống Đảng, Nhà nước trên không gian mạng.

Trên thế giới, nhiều quốc gia đã áp dụng nhiều chế tài mạnh tay để ngăn chặn sự lan truyền của tin tức giả. Liên minh Châu Âu (EU), Canada, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nga, Australia... đã yêu cầu Facebook, Twitter phải có trách nhiệm trong việc ngăn chặn những thông tin lừa đảo, không chính thống xuất hiện trên các trang mạng này.

Nhóm PV

Đăng nhận xét

0 Nhận xét