FED đã không còn năng lực để tăng lãi suất?

PLTT - Hiện tại, bảng cân đối kế toán của FED đã năm ở mức 40% GDP. FED khó có năng lực để giảm tài sản, tăng lãi suất, hạn chế lạm phát, trong khi vẫn muốn tốc độ tăng trưởng kinh tế không bị ảnh hưởng tiêu cực.


Nhà Kinh tế trưởng về Châu Mỹ tại Natixis, Joseph LaVorgna, cho biết các nhà đầu tư tiếp tục lo lắng khi FED cắt giảm 120 tỷ USD tiền mua tài sản hàng tháng.

Lo lắng này tăng lên sau khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC có cuộc họp vào tháng 4, cho thấy một số nhà hoạch định chính sách nghĩ rằng các cuộc thảo luận về cắt giảm tài sản nên bắt đầu trong "những cuộc họp tới".

Theo LaVorgna, đang có một câu hỏi quan trọng là khi nào thì FED sẽ tăng lãi suất. Và quan trọng nhất là Liệu FED có thể thực sự tăng lãi suất hay không?

Độ nhạy cảm của thị trường tài chính đối với chính sách tiền tệ chưa bao giờ cao đến thế. Bảng cân đối kế toán của FED đã tăng gấp đôi (hiện là 40% GDP) kể từ khi kết thúc cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Bằng cách mua một lượng lớn trái phiếu, FED đã hạ lãi suất và sử dụng giá tài sản - đặc biệt là cổ phiếu - để làm công cụ chính cho chính sách tiền tệ. Thông qua hiệu ứng của cải hay xu hướng người tiêu dùng (2/3 GDP) chi tiêu nhiều hơn khi tài sản của họ tăng lên.

Do đó, bất kỳ sự hiệu chỉnh nào về giá cổ phiếu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và vì vậy ngăn FED có chính sách thắt chặt tiền tệ hơn.

Đó là chưa kể tới viễn cảnh phải kích thích tài khóa thêm nữa. Vì khi đó, việc mua trái phiếu sẽ trở thành một nhiệm vụ quá nặng nề. Không ai mua thêm khoản nợ bổ sung hàng nghìn tỷ USD, khi mà FED đã đổ quá nhiều tiền mua trái phiếu và thống trị trên thị trường này.

"Bảng cân đối kế toán của FED tiếp tục tăng và thị trường chứng khoán cũng tiếp tục tăng trưởng... Lo sợ ảnh hưởng GDP do giá tài sản thấp hơn đối với các hoạt động kinh tế trong tương lai có nghĩa là FED không bao giờ có thể bình thường hóa lãi suất". Đây là lập luận của LaVorgna về việc FED có thể không tăng được lãi suất một cách có ý nghĩa. Tiếp theo phải xét đến nợ của các bên liên quan.

Về thực tế, FED đã không thể nâng lãi suất lên trên 2,5% trong chu kỳ thắt chặt cuối cùng, và đã cắt giảm lãi suất nhiều lần trước khi đại dịch trở nên khẩn cấp vào đầu năm ngoái. Kể từ đó, các hộ gia đình, doanh nghiệp Mỹ và chính phủ liên bang chỉ mắc nợ nhiều hơn.

Tồn tại một câu hỏi hóc búa với FED là nếu họ thắt chặt thì khoản nợ hiện có sẽ trở nên đắt đỏ hơn, cản trở kinh tế ?. Còn nếu không thắt chặt, nợ của các hộ gia đình, các công ty và chính phủ tiếp tục tăng lên, khiến cho các hành động tiếp theo của FED trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đây là vấn đề đặc biệt nếu lạm phát xảy ra không chỉ mang tính nhất thời, gây nghi ngờ về năng lực của FED trong việc dập tắt một vòng xoáy giá tiềm năng.

Theo LaVorgna, FED đã tự đặt mình vào thế khó thoát ra, đặc biệt nếu tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế chậm lại vào năm tới. Điều đó gần như là chắc chắn với sự bùng nổ mở cửa trở lại của năm nay. Kết quả là việc thắt chặt thông qua cả cắt giảm mua tài sản và nâng lãi suất có thể còn đi xa hơn nhiều so với kỳ vọng hiện tại của thị trường - FED cho biết họ sẽ giữ nguyên lãi suất cho đến năm 2023, trong khi các nhà đầu tư đang định giá cho lần tăng lãi suất đầu tiên 0,25% vào tháng 1/2023.

Hiện tại, những điều đó chuyển thành lợi nhuận liên tục của thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở các lĩnh vực nhạy cảm với lãi suất như công nghệ. Vì vậy, cần phải phân biệt rõ những gì có ý nghĩa với nền kinh tế với những gì có ý nghĩa đối với thị trường về mặt dài hạn.

"Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu trong cuộc khủng hoảng tiếp theo, FED sẽ vượt qua lằn ranh đỏ cuối cùng để mua cổ phiếu". Điều LaVorgna nói tương đương với một "đòn bẩy FED tạo ra" dựa trên niềm tin của ông rằng FED chắc chắn sẽ giải cứu thị trường.

Và câu hỏi lớn nhất các nhà đầu tư tại Mỹ đang phải đối mặt và mang tính hệ quả trọng đại là: Khi nào việc cắt giảm tài sản và nâng lãi suất có thể bắt đầu?

Tuấn Tú

Đăng nhận xét

0 Nhận xét