Quỹ tiền tệ quốc tế: Các chính phủ cần đứng lên bảo vệ thị trường

PLTT - Trong bối cảnh lạm phát tăng cao kỉ lục và kéo dài tại nhiều khu vực trên thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã kêu gọi các chính phủ và các ngân hàng trung ương cần điều chỉnh chính sách phù hợp để bảo vệ thị trường hàng hóa.


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết các chính phủ phải nhắm mục tiêu hỗ trợ tài chính cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương do giá năng lượng và lương thực tăng cao, và hiện đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng tăng do cuộc chiến của Nga ở Ukraine, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm thứ Tư (20/4). Gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt nguồn cung phân bón đã đẩy giá lương thực lên cao kỉ lục. Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, giá lúa mì thế giới tăng 21%, lúa mạch tăng 33% và một số loại phân bón tăng giá gần 40%. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu – loại nguyên liệu được sử dụng làm bánh mì, mì ống đồng thời còn được dùng trong thức ăn cho gia súc, điều này đồng nghĩa với việc giá thịt gà và thịt lợn cũng sẽ tăng.

IMF cho biết trong báo cáo mới nhất của mình, giá lương thực và năng lượng cao hơn đã làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội, đặc biệt là ở các quốc gia có thu nhập thấp đang phải vật lộn với mức nợ cao sau đại dịch COVID-19 và hiện đang phải đối mặt với chi phí đi vay cao hơn trong bối cảnh lãi suất tăng theo diễn biến chính sách tiền tệ toàn cầu.

"Chính phủ đóng vai trò đặc biệt để bảo vệ những người dễ bị tổn thương khi thị trường biến động để giữ sự gắn kết xã hội", giám đốc phụ trách tài chính IMF Vitor Gaspar phát biểu đồng thời cho biết có nhiều bằng chứng cho thấy các cuộc khủng hoảng tài chính, đại dịch và giá cả biến động hoặc tăng cao có thể làm trầm trọng thêm sự chia rẽ và xung đột, và chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những lo ngại đó. Ông nói: “Điều bắt buộc tuyệt đối đối với các chính sách công ở mọi nơi là phải cung cấp an ninh lương thực cho tất cả mọi người.”

Các biện pháp của nhiều quốc gia nhằm hạn chế sự gia tăng giá trong nước cũng có thể làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trên toàn cầu giữa cung và cầu, khiến giá cả tăng cao hơn. Gaspar cho biết các hộ gia đình nghèo đã chi tới 60% ngân sách cho thực phẩm, so với chỉ 10% của các hộ gia đình trung bình ở các nền kinh tế tiên tiến. Tuy nhiên, nhiều quốc gia thiếu khả năng chi tiêu để giải quyết triệt để cuộc khủng hoảng mới nhất, sau khi các khoản chi chưa từng có trong thời kỳ cao điểm của đại dịch COVID-19 khiến nợ toàn cầu lên tới 226 tỷ USD vào năm 2020 - mức nợ tăng cao nhất trong một năm kể từ Thế chiến thứ hai.

"Chúng tôi tin rằng rủi ro nợ toàn cầu là khá lớn. Chúng ảnh hưởng đến một số quốc gia trong tất cả các nhóm quốc gia", Gaspar nói, chỉ ra mức chênh lệch lợi suất cao đối với một số khoản nợ của thị trường mới nổi phản ánh nhận thức rủi ro ngày càng tăng của thị trường.

IMF cho biết họ dự kiến ​​nợ công toàn cầu sẽ giảm xuống 94,4% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2022 sau khi đạt đỉnh 99,2% vào năm 2020, ổn định khoảng 95% trong trung hạn nhưng vẫn cao hơn 11 điểm phần trăm so với trước đại dịch.

Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF sẽ tiếp tục thúc đẩy các thay đổi để đảm bảo sự rõ ràng hơn về quy trình tái cơ cấu nợ trong khuôn khổ chung của nhóm G2 cũng như việc đóng băng thanh toán nợ trong các cuộc đàm phán và đối xử tương đương với các chủ nợ tư nhân và nợ công.

"Một giải pháp toàn cầu là điều cần được thực thi. Và chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để cố gắng biến nó thành hiện thực", ông nói. " Vì lợi ích tốt nhất của các nước chủ nợ, vì lợi ích tốt cho các nước nợ, và cũng vì lợi ích tốt nhất của các chủ nợ tư nhân."

Minh Nguyên 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét