Ngấm đòn COVID-19, Vietnam Airlines báo lỗ gần 5.000 tỷ đồng trong quý 1/2021

PLTT - Lợi nhuận sau thuế của Vietnam Airlines lỗ đến 4.890 tỷ đồng, đây được xem là quý lỗ nhất của hãng bay này từ trước đến nay.


Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021.

Theo đó trong quý 1/2021 Vietnam Airlines ghi nhận doanh thu thuần đạt 7.460 tỷ đồng, giảm 60% so với cùng kỳ. Việc kinh doanh dưới giá vốn khiến hãng hàng không với biểu tượng sen vàng lỗ gộp 3.869 tỷ đồng, trong khi quý 1 năm trước chỉ lỗ 632 tỷ đồng.

Trong khi đó, các khoản chi phí tuy giảm nhưng không thể bù đắp tình trạng doanh thu ảm đạm của Vietnam Airlines.

Kết quả là Vietnam Airlines ghi nhận lỗ ròng 4.890 tỷ đồng trong quý 1/2021, đánh dấu quý lỗ nặng nhất từ trước đến nay.

Kết quả khoản lỗ này ghi nhận 7.460 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 60% so với cùng kỳ. Trong đó hoạt động kinh doanh vận tải hàng không đạt 1.007 tỷ đồng. Sự sụt giảm so với cùng kỳ chủ yếu do hai tháng đầu năm ngoái, thị trương hàng không vẫn chưa chịu nhiều ảnh hưởng của COVID-19

Không chỉ kinh doanh thua lỗ mà tình trạng mất cân đối tài chính của Vietnam Airlines ngày càng trầm trọng khi nợ ngắn hạn đã vượt hơn 29.000 tỷ đồng so với tài sản ngắn hạn, thậm chí hãng hàng không này còn sắp cạn tiền.

Ghi nhận trên báo cáo tài chính, quý 1/2021, số dư tiền tương đương tiền giử ngắn hạn chỉ còn 2.077 tỷ đồng. Trong khi đó nợ phải trả phải tăng lên 3.000 tỷ dồng so với đầu năm lên mức 59.550 tỷ đồng trong đố nợ vay tài chính lên đến 34.334 tỷ đồng bao ghồm 12.694 tỷ đồng ngắn hạn và 21.640 tỷ đồng dài hạn

Lợi nhuận sau thuế của hãng hàng không quốc gia âm gần 5.000 tỷ đồng quý I và là khoản lỗ theo quý lớn nhất từ trước đến nay.

Đà thua lỗ của Vietnam Airlines đã giảm bớt vào cuối năm ngoái khi chỉ lỗ sau thuế hơn 420 tỷ đồng quý IV. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ của hãng hàng không lại trở nên xấu hơn nhiều trong 3 tháng đầu năm nay.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I vừa công bố, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ đạt hơn 7.500 tỷ đồng, giảm 8,8% so với quý trước đó và giảm hơn 60% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng tăng đến 47,3% so với quý IV/2020, lên 11.329 tỷ đồng, khiến Vietnam Airlines lỗ gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ gần 3.870 tỷ đồng. Hãng bay này ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm hơn 4.974 tỷ đồng (hơn gần gốp đôi cùng kỳ năm ngoái) khi tốc độ giảm doanh thu cao hơn tốc độ giảm chi phí. Đây cũng là quý lỗ nặng nhất của họ từ trước đến nay.

Vietnam Airlines lý giải lỗ nặng quý I ngoài giảm lợi nhuận công ty mẹ còn do lợi nhuận các công ty con cung cấp dịch vụ hàng không như Vacs, Skypec, Viags... cùng giảm mạnh.

Đến 31/3, tổng tài sản của Vietnam Airlines đạt 60.580 tỷ, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng so với đầu năm. Đối ứng bên phía nguồn vốn là nợ phải trả 59.549 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.030 tỷ, giảm hơn 5.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Vietnam Airlines cũng ghi nhận khoản lợi nhuận sau thuế âm 14.218 tỷ đồng, đã lớn hơn vốn điều lệ là 14.187 tỷ đồng của hãng. Nếu không khắc phục được tình trạng này cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines sẽ có nguy cơ hủy niêm yết, trước đó mã này cũng bị HoSE đưa vào diện cảnh báo từ 15/4.

Tại phiên đại hội bất thường cuối năm ngoái, cổ đông Vietnam Airlines đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu với quy mô 8.000 tỷ đồng, thực hiện dự kiến trong 6 tháng đầu năm nay.

Vietnam Airlines cho biết sẽ sử dụng 8.000 tỷ đồng này để thanh toán toàn bộ các khoản nợ quá hạn, bù đắp phần vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng. Hãng cam kết "tuyệt đối không dùng cho các hoạt động đầu tư, mua sắm hay các hoạt động không trực tiếp phục vụ sản xuất kinh doanh".

Bên cạnh đó, Vietnam Airlines cũng được phép kêu gọi cổ đông cho vay với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ thanh khoản tối đa 4.000 tỷ đồng trong 3 năm, với lãi suất ưu đãi như khoản vay từ nguồn tái cấp vốn theo quy định của Chính phủ trong năm 2021 và 2022.

Trong khi đó cuối tháng 3, Thủ Tướng cũng đã ký quyết định về việc Ngân Hàng nhà nước tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng sau khi Vietnam Airlines vay bổ sung vốn phục vụ kinh doanh.

Nhóm PV

Đăng nhận xét

0 Nhận xét