Bất động sản bất ngờ “hồi sinh” ngay trong tháng 7 âm lịch

PLTT - Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là “tháng cô hồn” rơi đúng vào thời điểm Covid-19 đang ở đỉnh dịch với những diễn biến phức tạp một lần nữa khiến thị trường nói chung và ngành Bất động sản nói riêng đối mặt với tình trạng “đóng băng”. Tuy nhiên, tâm lý e ngại, kiêng kỵ “không giao dịch” trong tháng cô hồn cũng đã giảm đi đáng kể khi ngày càng có nhiều người coi đây là “thời điểm vàng” có thể sinh lời khi mua bất động sản. Nhiều sàn giao dịch BĐS, công ty địa ốc khá bất ngờ khi đón nhận một lượng lớn khách hàng tới giao dịch mua bán, thậm chí các dự án còn ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoài.


Bất động sản “hồi sinh” ngay trong tháng cô hồn

Hiện tại dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp và khó đoán định, vì thế mà những tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh đến thị trường cũng rất khó lường. Thị trường bất động sản Việt Nam đang trong quá trình hồi phục sau thời gian dài không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Song dịch bùng phát trở lại một lần nữa, thị trường trong quý tới sẽ còn đối mặt với khó khăn. 

Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là “tháng cô hồn” rơi đúng vào thời điểm Covid-19 đang ở đỉnh dịch với những diễn biến phức tạp một lần nữa khiến thị trường nói chung và ngành Bất động sản nói riêng đối mặt với tình trạng “đóng băng”. Để kích cầu và gia tăng giao dịch, các công ty bất động sản, các chủ đầu tư đã nhanh nhạy tung ra rất nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mại nhằm kích cầu và thu hút sự quan tâm của khách hàng. Với một năm 2020 không thể tệ hơn, thì tâm lý e ngại, kiêng kỵ “không giao dịch” trong tháng cô hồn cũng đã giảm đi đáng kể khi ngày càng có nhiều người coi đây là “thời điểm vàng” có thể sinh lời khi mua bất động sản, với những cách nhìn nhận toàn diện và có căn cứ hơn. 

Lý do đầu tiên để hy vọng là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cân nhắc về việc tiếp tục hạ trần lãi suất huy động tiền gửi, qua đó lãi suất cho vay hạ theo. Từ đầu tháng 8, nhiều ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay từ 0,2 - 1,3 điểm phần trăm. Mức lãi suất ưu đãi hiện dao động từ 6,49 - 11,5%/năm. Trong khi đó, lãi suất sau thời gian ưu đãi được tính theo mức lãi suất cơ sở (hoặc lãi suất tiết kiệm) cộng thêm biên độ 3 - 4% tùy từng ngân hàng, phổ biến từ 8,5 - 11,5%/năm. 

Ở một góc nhìn khác, theo ông Terence Alford, Giám đốc Phòng Thị trường Vốn và Dịch vụ Đầu tư Colliers International tại Việt Nam, lãi suất ngân hàng giảm mạnh sẽ giúp kích thích nhu cầu vay thế chấp nhà mới và tái cấp vốn cho khoản vay mua nhà. 

Ông Terence Alford, Giám đốc Phòng Thị trường Vốn và Dịch vụ Đầu tư Colliers International  Việt Nam

Nhìn nhận về bản chất việc giảm lãi suất, ông Terence Alford chia sẻ: “Lãi suất thế chấp nhà ở Việt Nam từ các ngân hàng bán lẻ và ngân hàng quốc tế hoạt động tại Việt Nam đã giảm nhẹ, khoảng 0,2% đến 0,5% kể từ tháng 7 năm 2020. Việc giảm tỷ lệ thế chấp cho người dùng là một dấu hiệu cho thấy thị trường nhà ở Việt Nam có thể hỗ trợ cần ngắn hạn, do thị trường phản ứng với tình hình COVID-19 khiến các nhà đầu tư bất động sản và các chủ sở hữu nhà trở nên thận trọng hơn. 

Giảm lãi suất cho các khoản vay thế chấp mua nhà sẽ hỗ trợ kích thích nhu cầu vay thế chấp nhà mới cũng như tái cấp vốn cho khoản vay mua nhà hiện tại. Việc giảm lãi suất thường dẫn đến việc tăng giá của người dùng cuối. Chính sách tiền tệ này kết hợp với nhu cầu trong nước và quốc tế về nhà ở xây mới tại các thành phố chính là TP.HCM và Hà Nội, cùng với nguồn cung hạn chế sẽ đảm bảo giá trị đất ở sẽ không giảm trong ngắn hạn và trung hạn” 

Đánh giá về tâm lý người mua nhà tháng 7 âm lịch, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM Lê Hoàng Châu cho hay, người mua nhà trong tháng 7 âm lịch thường sẽ được hưởng nhiều ưu đãi lớn do các chủ đầu tư mạnh tay tung chương trình khuyến mãi, chiết khấu. Bên cạnh yếu tố ưu đãi, tháng ngâu năm nay cũng mang đến nhiều thuận lợi cho khách hàng khi thị trường đang đón đầu nhiều chính sách pháp lý khơi thông về đất đai, chính sách đặc biệt hỗ trợ doanh nghiệp trong thời COVID, đi cùng lãi suất vay giảm, xu hướng hồi hương của Việt kiều và sự đổ bộ không ngừng của dòng vốn đầu tư nước ngoài. 

Ở thời điểm ít ai nghĩ có thể giao dịch được hàng thì lượng hợp đồng mua bán ký kết thành công lại rất lớn do có những chính sách bán hàng, những chương trình khuyến mãi khủng chỉ được doanh nghiệp áp dụng cho người xuống tiền trong tháng "cô hồn". 

Chính vì vậy khác với mọi năm, ngay từ đầu tháng 7 âm lịch năm nay, nhiều sàn giao dịch BĐS, công ty địa ốc khá bất ngờ khi đón nhận một lượng lớn khách hàng tới giao dịch mua bán, thậm chí các dự án còn ghi nhận sự tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoài. 

So với đỉnh dịch diễn ra vào tháng 4/2020, Việt Nam đã kiểm soát đỉnh dịch lần 2 bình tĩnh và chủ động hơn rất nhiều. Ảnh hưởng kinh tế của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam cũng được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc gia khác. Điều này được thể hiện qua việc GDP tiếp tục tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2020, đạt mức 1,8% - mặc dù là mức thấp nhất trong ba thập kỷ qua. 

Ông Terence Alford khẳng định, so với các nước khác trong ASEAN, Việt Nam được coi là một môi trường kinh doanh tiềm năng nhờ vào một nền chính trị ổn định, tăng trưởng kinh tế đầy hứa hẹn, và là môi trường sống lý tưởng cho người nước ngoài. 

Dù tác động của Covid-19 được dự báo sẽ còn kéo dài đến cuối năm 2020, nhưng các chuyên gia đều chung nhận định, thị trường BĐS sẽ sớm phục hồi và phát triển lớn mạnh trong giai đoạn tiếp theo 2021-2022. 

Khải Hoàng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét