Đại gia Minh Him Lam: Chủ tịch Sacombank với giá trị tài sản hàng nghìn tỷ

PLTT - Là “ông lớn” trong ngành bất động sản, ngồi ghế nóng Chủ tịch ngân hàng Sacombank, ông Dương Công Minh sở hữu khối tài sản không nhỏ khi đứng thứ 75 trên danh sách TOP 200 người giàu nhất TTCK Việt.


Chủ tịch Sacombank Dương Công Minh là ai?

Ông Dương Công Minh sinh ngày 10/05/1961, tại Bắc Ninh. Quê quán ông ở tại Quế Võ, Bắc Ninh. Hiện nay, ông đang cư trú tại Nguyễn Thông, P.7, Q.3, T.P Hồ Chí Minh.

Về học vấn, ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân (1984) với bằng Cử nhân Kinh tế. Trước khi ra kinh doanh, ông Minh từng làm sỹ quan trong quân đội và có hơn 10 năm đảm nhiệm nhiều vị trí trong Bộ Quốc phòng.

Về tài sản, ông hiện tại đang nắm trong tay số lượng 62,569,075 cổ phiếu STB của ngân hàng Sacombank tính đến ngày 30/06/2020. Số cổ phiếu này có giá trị lên tới 1,526.7 tỷ VNĐ ở thời điểm cập nhật giá ngày 06/05/2021.

Ngoài ra, ông cũng sở hữu 31,300,000 cổ phiếu của CTCP Liên Việt Holdings tính đến ngày 10/09/2012.

Với số tài sản “bề nổi” này, ông Dương Công Minh đứng thứ 75 trên danh sách TOP 200 người giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ông cũng là Đại diện cho CTCP Him Lam sở hữu 96,770,800 cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt với tỷ lệ 09.0%, tính đến ngày 07/2017. Số cổ phiếu này có giá trị lên tới 2,012.8 tỷ VNĐ ở thời điểm cập nhật giá ngày 06/05/2021.

Bên cạnh đó, tổ chức có liên quan là Công ty cổ phần Chứng khoán Liên Việt (LVS), doanh nghiệp mà ông Dương Công Minh là Chủ tịch HĐQT, cũng đang nắm giữ:

Số lượng 2,200,000 cổ phiếu POT của Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu điện tính đến ngày 31/12/2018. Số cổ phiếu này có giá trị là 31.9 tỷ VNĐ.

Số lượng 136,600 cổ phiếu LPB của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tính đến ngày 31/12/2013. Số cổ phiếu này có giá trị là 2.8 tỷ VNĐ.


Ông là một trong những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt.

Quá trình công tác của ông Dương Công Minh

Từ năm 1979 đến năm 1984, ông là Sinh viên chuyên ngành Vật giá, Đại học Kinh tế Kế hoạch – nay là Đại học Kinh tế Quốc dân.

Từ năm 1985 đến năm 1988, ông là Sỹ quan – Công ty Xuất nhập khẩu, Bộ Quốc phòng.

Từ năm 1989 đến năm 1994, ông là Cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm.

Từ năm 1994 đến năm 1997, ông là Giám đốc Từ năm Xí nghiệp Xây dựng, Công ty Thanh Bình, Bộ Quốc phòng.

Từ năm 1997, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam

Từ năm 2008 đến tháng 6/2017, ông là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

Từ năm 2006, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Dụng cụ Thể Thao Bảo Long

Từ năm 2010, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Xín Mần

Từ năm 2013, ông là Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán Liên Việt

Từ ngày 30/6/2017, ông được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (STB).

Con đường từ Him Lam tới ghế Chủ tịch ngân hàng Sacombank

Trước đây, ông Dương Công Minh còn được biết đến với hai tên gọi là “Minh Xoài” và “Minh Him Lam”. Hai biệt danh này bắt nguồn từ việc ông Minh kinh doanh xoài xuất khẩu sang Trung Quốc trong những năm đầu thập niên 1990 và sau này, ông trở thành Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Him Lam.

Him Lam Group, một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất Việt Nam cho đến hiện nay, có vốn 6,5 ngàn tỷ đồng (trong đó ông Minh sở hữu 99%) đầu tư và xây dựng ngót nghét 100 dự án nhà ở, khu đô thị, khu du lịch với một số dự án lớn tại TP.HCM và Hà Nội.

Một trong những dự án gây tranh cãi của Him Lam Group chính là dự án sân gôn Tân Sơn Nhất do thành viên của Công ty Cổ phần Him Lam là Công ty Cổ phần Đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư. Khi mà sân bay Tân Sơn Nhất quá tải cả dưới đất và trên trời, dự án câu chuyện sân gôn ôm trọn 157 ha đất nằm ngay trong sân bay đã khiến dư luận càng thêm xôn xao.

Không dừng lại khi ở vị trí “ông lớn” ngành bất động sản, ông Dương Công Minh còn được biết đến nhiều hơn khi dấn thân vào ngành ngân hàng. Ông đã sáng lập Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và dẫn dắt nó đi tới những bước phát triển vững mạnh, bao phủ khắp cả nước.

Sau này, ông Dương Công Minh rút khỏi LienVietPostBank và được giới thiệu vào danh sách ứng viên HĐQT Sacombank, sau đó ngồi vào ghế nóng Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Sacombank cũng là một diễn biến đáng chú ý vào tháng 6 năm 2017. Để tránh tình trạng sở hữu chéo giữa hai ngân hàng, tập đoàn Him Lam cũng buộc phải thoái toàn bộ phần vốn của mình tại LienVietPostBank.

Ở thời điểm Sacombank gặp nhiều rối ren và ở vào tình trạng chao đảo nhất, khó khăn từ cả bộ máy nhân sự lẫn hiệu quả kinh doanh, nhiều người cho rằng, động thái của ông Minh muốn nhắm đến khối tài sản bất động sản "khủng" của ngân hàng này.

Tuy nhiên, với những thay đổi sau đó của ngân hàng, vị doanh nhân họ Dương đã chứng minh quyết tâm đưa Sacombank tái lập vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng, chứ bản thân ông cũng như Him Lam đã và sẽ không sử dụng vốn, cũng không mua bất cứ một tài sản nào của nhà băng này.

Kể từ khi ông Minh đảm nhiệm vị trí thuyền trưởng, dẫn dắt con thuyền Sacombank, ngân hàng này đã có những bước chuyển mình đáng kể. Năm 2020, tổng tài sản tăng 8,6% so với năm trước khi đạt 492.636 tỷ đồng và lãi trước thuế hợp nhất 3.339 tỷ đồng.

Nhóm PV

Đăng nhận xét

0 Nhận xét