Dự trữ ngoại hối tăng vọt tác động như thế nào lên thị trường bất động sản

PLTT - Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), năm 2020, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu (FDI) có khả năng giảm 40%. Tuy nhiên, tình hình tại Việt Nam tính tới thời điểm này tương đối khả quan. Chỉ trong 8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã thu hút được gần 20 tỷ USD tổng vốn đăng ký hướng nội (inward capital) 


Năm 2020 ghi nhận dòng vốn mới tăng 6,6% và vốn bổ sung tăng 22,2%. Chính phủ Việt Nam gần đây đã công bố Dự trữ ngoại hối của Việt Nam trong tháng 8 năm 2020 là 92 tỷ USD. Và dự kiến trong Q4/2020 sẽ tăng 20%, tương đương với 100 tỷ USD. Bảng cân đối kinh tế tăng trưởng cũng sẽ phần nào cải thiện xếp hạng tín dụng của Việt Nam, từ đó mang lại khả năng thu hút thêm vốn tài chính với số liệu đi vay thấp hơn theo ghi nhận từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF. 


Theo Ông Terence Alford - Giám đốc Phòng Thị Trường Vốn và Dịch vụ Đầu tư Colliers International nhận định, nguồn vốn bổ sung thặng dư sẽ giúp hỗ trợ nền kinh tế Việt Nam trong vấn đề thanh khoản ngắn hạn và tăng thêm dòng vốn đầu tư tiếp sức cho nền kinh tế, hỗ trợ hơn nữa cho ngành phát triển bất động sản nói chung cũng như thị trường thế chấp cho người tiêu dùng. Nguồn vốn dự trữ này kết hợp cùng với chính sách giảm lãi suất tiền gửi ngân hàng có hiệu lực trong tháng 7 cũng sẽ khuyến khích người tiết kiệm và doanh nghiệp chọn rót vốn vào đầu tư bất động sản thay vì gửi tiền tiết kiệm như bình thường. 

Có thể thấy sau các chính sách giảm lãi suất điều hành và trần lãi suất tiền gửi đã thực hiện trong nửa đầu năm, công cụ tỷ giá và mua ngoại tệ đã được sử dụng tích cực gần đây để thực thi nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngoài ra, việc dự trữ ngoại hối tăng lên cũng có thể giúp nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, khi khả năng trả nợ đã tăng lên đáng kể, từ đó nếu muốn vay thêm vốn ngoại tệ cũng có thể tiếp cận với chi phí tối ưu hơn.

Khải Hoàng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét